Ngày 14/04/2025, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 90/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 17/2012/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Kiểm toán độc lập. Nghị định này đặc biệt quan trọng vì bổ sung quy định bắt buộc kiểm toán đối với doanh nghiệp có quy mô lớn, kể cả không thuộc nhóm các công ty đại chúng, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hay doanh nghiệp nhà nước.
1. Doanh nghiệp quy mô lớn nào bắt buộc phải kiểm toán từ năm 2025?
Theo điểm đ khoản 1 Điều 37 Luật Kiểm toán độc lập và bổ sung một số điểm tại Nghị định 90/2025/NĐ-CP, từ năm tài chính 2025 trở đi, các doanh nghiệp không thuộc đối tượng đặc thù nhưng có quy mô lớn sẽ phải thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính bắt buộc, nếu thỏa mãn ít nhất 2 trong 3 tiêu chí sau (năm tài chính 2025 dựa trên số liệu năm 2024):
• Tổng số lao động tham gia BHXH bình quân năm trên 200 người trở lên;
• Tổng doanh thu của năm trên 300 tỷ đồng trở lên;
• Tổng tài sản tại thời điểm cuối năm trên 100 tỷ đồng trở lên.
Doanh nghiệp có quy mô lớn là doanh nghiệp đáp ứng từ 2 tiêu chí trở lên trong 3 tiêu chí trên và sẽ phải thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính từ năm tài chính 2025.
________________________________________
2. Hướng dẫn cách xác định các chỉ tiêu quy mô doanh nghiệp
2.1. Lao động tham gia BHXH bình quân năm
• Bao gồm toàn bộ lao động do doanh nghiệp quản lý, sử dụng và trả lương, có tham gia bảo hiểm xã hội.
• Tính bằng tổng số lao động tham gia BHXH của 12 tháng trong năm trước liền kề (2024) chia cho 12.
• Số lao động của từng tháng xác định tại thời điểm cuối tháng, dựa trên chứng từ nộp BHXH.
Ví dụ: Để xác định số lao động bình quân năm 2025, cần dùng dữ liệu BHXH của năm 2024.
________________________________________
2.2. Tổng doanh thu trong năm
• Xác định dựa trên Báo cáo tài chính năm của năm trước liền kề (2024).
• Doanh thu phải được ghi nhận theo quy định kế toán hiện hành.
Lưu ý: Doanh thu của năm 2025 được đối chiếu theo BCTC năm 2024.
________________________________________
2.3. Tổng tài sản cuối năm
• Xác định tại thời điểm kết thúc năm tài chính trên BCTC năm trước liền kề (2024).
• Bao gồm toàn bộ tài sản ngắn hạn và dài hạn theo chuẩn mực kế toán.
________________________________________
3. Doanh nghiệp khi nào không còn thuộc diện bắt buộc kiểm toán?
Doanh nghiệp sẽ không còn thuộc diện bắt buộc kiểm toán nếu trong hai năm tài chính liên tiếp (ví dụ: 2025 và 2026), không đáp ứng từ 2 trong 3 tiêu chí nêu trên.
Tuy nhiên, nếu chỉ có một năm không đáp ứng thì vẫn phải kiểm toán cho năm đó.
________________________________________
4. Quy định chuyển tiếp – Áp dụng từ năm tài chính nào?
• Các chỉ tiêu như doanh thu, tài sản, lao động được xác định theo số liệu năm tài chính 2024.
• Nếu doanh nghiệp đáp ứng điều kiện là doanh nghiệp có quy mô lớn theo Nghị định 90/2025/NĐ-CP, thì từ năm tài chính 2025 trở đi phải thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính theo quy định.
________________________________________
5. Kết luận – Doanh nghiệp cần làm gì?
Từ năm 2025, ngoài các doanh nghiệp niêm yết, công ty đại chúng, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hay DN có vốn nhà nước, và Doanh nghiệp khác theo quy định, thì các doanh nghiệp khác có quy mô lớn cũng sẽ bắt buộc phải kiểm toán. Do đó, doanh nghiệp cần:
• Rà soát BCTC năm 2024 và số lao động tham gia BHXH để xác định phạm vi áp dụng.
• Chuẩn bị kế hoạch kiểm toán 2025 từ sớm, ký hợp đồng với đơn vị kiểm toán đủ điều kiện.
• Theo dõi sát các hướng dẫn bổ sung của Bộ Tài chính, đặc biệt về phương pháp xác định và kiểm soát các tiêu chí.
6. Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay!
Nghị định mới về kiểm toán báo cáo tài chính sẽ chính thức áp dụng từ năm tài chính 2025 – thời gian chuẩn bị không còn nhiều.
Hãy kết nối với Global Auditing để:
• Hiểu rõ quy định pháp lý mới,
• Chuẩn bị kịp thời cho báo cáo tài chính 2025,
• Nâng cao chất lượng kế toán, minh bạch tài chính và phát triển bền vững.
Email: info@globalauditing.com
Hotline: (84-28) 62 998 263/64
Website: www.globalauditing.com
Global Auditing – Đối tác tin cậy và gia tăng giá trị của doanh nghiệp bạn!
Audit partner : Nguyễn Duy Vũ