Tháng 6/2013, Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế OECD đã khởi xướng và được nguyên thủ các quốc gia G20 thông qua sáng kiến chống xói mòn cơ sở thuế và chuyển dịch lợi nhuận với 2 nội dung chính: Phân chia quyền đánh thuế, thực hiện đánh giá về phân bổ lợi nhuận và xây dựng các nguyên tắc phân bổ lợi nhuận toàn cầu; Đảm bảo rằng tất cả các doanh nghiệp hoạt động đầu tư quốc tế phải trả mức thuế tối thiếu. Tại Việt Nam, ngày 29/11/2023, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết 107/2023/QH15 về việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu (hay còn gọi là thuế tối thiểu toàn cầu) theo nội dung như sau:
Điều 2. Người nộp thuế
1. Đơn vị hợp thành của tập đoàn đa quốc gia có doanh thu trong báo cáo tài chính hợp nhất của công ty mẹ tối cao ít nhất 02 năm trong 04 năm liền kề trước năm tài chính tương đương 750 triệu euro (EUR) trở lên ( tương đương 20.311 tỷ VND), trừ các trường hợp sau đây:
a) Tổ chức của chính phủ;
b) Tổ chức quốc tế;
c) Tổ chức phi lợi nhuận;
d) Quỹ hưu trí;
đ) Quỹ đầu tư là công ty mẹ tối cao;
e) Tổ chức đầu tư bất động sản là công ty mẹ tối cao;
g) Tổ chức có ít nhất 85% giá trị tài sản thuộc sở hữu trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các tổ chức quy định từ điểm a đến điểm e khoản này.
Chi tiết các nội dung liên quan như:
>> Quy định về thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung tối thiểu nội địa đạt chuẩn (QDMTT)
>> Quy định về tổng hợp thu nhập chịu thuế tối thiểu (IIR)
>> Kê khai, nộp thuế và quản lý thuế thể hiện tại Nghị quyết số 107/2023/QH15 ngày 29/11/2023 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2024.