global auditing

Enhance your values

I.  THUẾ TNDN

 

Công văn số 137/TCT-CS ngày 13/01/2022 về chính sách thuế TNDN đối với hoạt động chế biến nông sản

Về trường hợp trong cùng một thời gian, doanh nghiệp vừa được hưởng ưu đãi thuế TNDN do đáp ứng điều kiện về ưu đãi chế biến, nông sản, thủy sản, vừa đáp ứng điều kiện ưu đãi khác, Bộ Tài chính có hướng dẫn tại công văn số 3091/BTC-TCT ngày 18/03/2017 gửi Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (trích dẫn dưới đây).

Trích công văn số 3091/BTC-TCT ngày 8/3/2017 về chính sách thuế đối với thu nhập từ chế biến nông sản, thủy sản. Căn cứ quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật nêu trên thì, từ kỳ tính thuế năm 2015, doanh nghiệp có hoạt động chế biến nông sản, thủy sản nếu đáp ứng các điều kiện quy định tại Nghị định số 12/2015/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư số 96/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính thì được hưởng ưu đãi thuế TNDN đối với thu nhập từ hoạt động chế biến nông sản, thủy sản theo quy định. Trường hợp trong cùng một thời gian, doanh nghiệp vừa được hưởng ưu đãi thuế TNDN do đáp ứng điều kiện về ưu đãi chế biến nông sản, thủy sản, vừa đáp ứng điều kiện ưu đãi khác (ngoài điều kiện về chế biến nông sản, thủy sản) thì doanh nghiệp được lựa chọn áp dụng mức ưu đãi thuế có lợi nhất tương ứng với một điều kiện ưu đãi.

 

Công Văn Số 36/TCT -CS ngày 06/01/2022 Về Ưu Đãi Thuế TNDN

Tại Khoản 2 Điều 66 Nghị định số 118/2015/NĐ-CP nêu trên quy định:

“2. Nghị định này bãi bỏ:

a) Danh mục địa bàn ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp ban hành kèm theo Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp;”

Tại Điều 13 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về Luật Thuế TNDN quy định:

2d. Sau ngày 01 tháng 01 năm 2015 địa bàn nơi doanh nghiệp đang có dự án đầu tư được chuyển đổi thành địa bàn ưu đãi thuế thì doanh nghiệp được hưởng ưu đãi thuế cho thời gian còn lại kế từ kỳ tính thuế khi chuyển đổi ”.

Trường hợp Công ty có dự án đầu tư tại huyện Thăng Bình tỉnh Quảng Nam mà trước ngày 01 tháng 01 năm 2015 chưa thuộc địa bàn ưu đãi thuế nay thuộc địa bàn ưu đãi đầu tư theo quy định tại Nghị định số 118/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 của Chính phủ thì Công ty được hưởng ưu đãi thuế cho thời gian còn lại kê từ ngày Nghị định số 118/2015/NĐ-CP có hiệu lực thi hành.

 

Không Có Quy Định Miễn Khống Chế Lãi Vay Với Doanh Nghiệp Liên Kết

Ngày 29/12/2021, Bộ Tài chính ban hành Công văn 14938/BTC-TCT trả lời kiến nghị về vướng mắc chi phí lãi vay theo Nghị định 132/2020/ND-CP đối với các dự án trong lĩnh vực xây lắp, chế tạo cơ khí. Nội dung cụ thể như sau:

- Trường hợp người nộp thuế có quan hệ liên kết phát sinh giao dịch liên kết thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định số 20/2017/NĐ-CP, Nghị định số 68/2020/NĐ-CP ngày 24/6/2020 và Nghị định số 132/2020/NĐ-CP ngày 05/11/2020 của Chính phủ thì tổng chi phí lãi vay được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN được tính theo mức khống chế quy định tại khoản 3 Điều 8 Nghị định số 20/2017/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại Điều 1 Nghị định số 68/2020/NĐ-CP), từ ngày 20/12/2020 áp dụng theo quy định tại khoản 3 Điều 16 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP.

-  Không áp dụng miễn trừ áp dụng quy định pháp luật cá biệt đối với một người nộp thuế cụ thể.

 

Không áp dụng tiêu chí doanh thu trong kỳ tính thuế 2021 giảm so với 2019 đối với trường hợp doanh nghiệp có kỳ tính thuế đầu tiên là năm 2020

Ngày 18/12/2021, Cục thuế tỉnh Bắc Ninh ban hành Công văn số 4172/CTBNI-TTHT hướng dẫn giảm thuế TNDN năm 2021 theo Nghị định 92/2021/NĐ-CP. Nội dung cụ thể như sau:

- Trường hợp kỳ tính thuế TNDN đầu tiên của Công ty là kỳ tính thuế năm 2020 (từ 26/11/2019 đến 31/12/2020) phù hợp với kỳ kế toán năm đầu tiên theo đúng quy định tại Khoản 3, Điều 3, Thông tư 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài Chính và Khoản 4, Điều 12, Luật kế toán 88/2015/QH13 ngày 20/11/2015 của Quốc hội, Công ty thuộc trường hợp được giảm 30% thuế TNDN phải nộp của kỳ tính thuế 2021 nếu có doanh thu trong kỳ tính thuế TNDN năm 2021 không quá 200 tỷ đồng. Không áp dụng tiêu chí doanh thu trong kỳ tính thuế 2021 giảm so với doanh thu trong kỳ tính thuế 2019 để xem xét do kỳ tình thuế TNDN đầu tiên của Công ty là 2020.

 

Chi phí cháy nổ chưa được bảo hiểm thanh toán có thể coi là chi phí được trừ khi tính thuế TNDN

Ngày 31/12/2021, Cục thuế tỉnh Bắc Ninh ban hành Công văn số 4329/CTBNI-TTHT hướng dẫn hạch toán chi phí cháy nổ chưa được bảo hiểm thanh toán. Nội dung cụ thể như sau:

- Trường hợp, trong năm tính thuế bị thiệt hại do hỏa hoạn, Công ty chưa được cơ quan bảo hiểm chấp nhận bồi thường thì Công ty căn cứ vào hồ sơ để tính vào chi phí được trừ đối với tổng giá trị tổn thất. Khi được cơ quan bảo hiểm chấp nhận và chi trả tiền bồi thường, Công ty tính khoản thu từ bồi thường và thu nhập khác khi quyết toán thuế TNDN năm được chi trả tiền bồi thường.

 

Chi phí thanh toán ngày phép chưa sử dụng trong năm là chi phí không hợp lệ

Ngày 04/01/2022, Cục thuế tỉnh Bắc Ninh ban hành Công văn số 05/CTBNI-TTHT về chi phí được trừ khi tính thuế TNDN và thuế TNCN đối với thanh toán những ngày phép chưa sử dụng cho người lao động. Nội dung cụ thể như sau:

- Trường hợp doanh nghiệp chi trả khoản tiền lương của những ngày chưa nghỉ phép trong năm cho người lao động đang làm việc tại Công ty là chưa phù hợp với quy định tại Khoản 3, Điều 113, Bộ Luật Lao động số 45/2019/QH14 ngày 20/11/2019 của Quốc hội (việc chi trả những ngày chưa nghỉ phép trong năm chỉ quy định trong trường hợp lao động thôi việc, bị mất việc làm) và chưa đáp ứng đầy đủ quy định đối với các khoản chi tiền lương, tiền thưởng cho người lao động để Công ty được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN. Tuy nhiên, đây là khoản lợi ích do Công ty chi trả mà người lao động được hưởng phải tính vào thu nhập chịu thuế TNCN.

 

Nghị Định số 15/2022/NĐ-CP ngày 28/01/2022 quy định chính sách miễn, giảm thuế theo Nghị Quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội có hiệu lực từ ngày 01 tháng 02 năm 2022

Theo đó:

* Giảm thuế giá trị gia tăng

1. Giảm thuế giá trị gia tăng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10%, trừ nhóm hàng hóa, dịch vụ sau:

a) Viễn thông, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, kim loại và sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, sản phẩm khai khoáng (không kể khai thác than), than cốc, dầu mỏ tinh chế, sản phẩm hoá chất. Chi tiết tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

b) Sản phẩm hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Chi tiết tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.

c) Công nghệ thông tin theo pháp luật về công nghệ thông tin. Chi tiết tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.

d) Việc giảm thuế giá trị gia tăng cho từng loại hàng hóa, dịch vụ quy định tại khoản 1 Điều này được áp dụng thống nhất tại các khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công, kinh doanh thương mại. Đối với mặt hàng than khai thác bán ra (bao gồm cả trường hợp than khai thác sau đó qua sàng tuyển, phân loại theo quy trình khép kín mới bán ra) thuộc đối tượng giảm thuế giá trị gia tăng. Mặt hàng than thuộc Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này, tại các khâu khác ngoài khâu khai thác bán ra không được giảm thuế giá trị gia tăng.

Trường hợp hàng hóa, dịch vụ nêu tại các Phụ lục I, II và III ban hành kèm theo Nghị định này thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng hoặc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng 5% theo quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng thì thực hiện theo quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng và không được giảm thuế giá trị gia tăng.

2. Mức giảm thuế giá trị gia tăng

a) Cơ sở kinh doanh tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ được áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 8% đối với hàng hóa, dịch vụ quy định tại khoản 1 Điều này.

b) Cơ sở kinh doanh (bao gồm cả hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh) tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp tỷ lệ % trên doanh thu được giảm 20% mức tỷ lệ % để tính thuế giá trị gia tăng khi thực hiện xuất hóa đơn đối với hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế giá trị gia tăng quy định tại khoản 1 Điều này.

* Chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp

Doanh nghiệp, tổ chức là người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp của kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2022 đối với khoản chi ủng hộ, tài trợ bằng tiền, hiện vật cho các hoạt động phòng, chống dịch Covid-19 tại Việt Nam thông qua các đơn vị nhận ủng hộ, tài trợ quy định tại khoản 2 Điều này.

Trường hợp công ty mẹ nhận khoản ủng hộ, tài trợ của các đơn vị thành viên để tập trung đầu mối thực hiện hoạt động ủng hộ, tài trợ thì công ty mẹ và các đơn vị thành viên được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp tương ứng với khoản ủng hộ, tài trợ của công ty mẹ và từng đơn vị thành viên. Công ty mẹ phải có Biên bản hoặc văn bản, tài liệu xác nhận khoản chi ủng hộ, tài trợ nêu tại khoản 4 Điều này. Đơn vị thành viên phải có hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật và có văn bản xác nhận của công ty mẹ về khoản ủng hộ, tài trợ của từng đơn vị thành viên.

 

 

II.  THUẾ TNCN

 

Về kiến nghị chưa thu thuế cho thuê nhà của cá nhân trong năm 2021 và việc thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ Tướng Lê Minh Khái tại Văn bản số 4974/VPCP-KTTH ngày 22/07/2021 của Văn phòng Chính phủ

Theo quy định nêu trên thì cá nhân cư trú có hoạt động cho thuê tài sản tại địa bàn chịu tác động của dịch Covid -19 trong năm 2021 được miễn các loại thuế phải nộp phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh của các tháng trong quý III và quý IV năm 2021

 

Khấu trừ 10% thuế TNCN đối với người lao động nước ngoài cư trú nhưng không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới 3 tháng

Ngày 15/12/2021, Cục thuế thành phố Hà Nội ban hành Công văn số 54823/CTHN-TTHT về chính sách thuế TNCN và thuế nhà thầu đối với người lao động nước ngoài. Nội dung cụ thể như sau:

- Về thuế TNCN đối với lao động nước ngoài là cá nhân cư trú tại Việt Nam: Trường hợp người lao động nước ngoài là cá nhân cư trú tại Việt Nam phát sinh các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công, các khoản lợi ích bằng tiền hoặc không bằng tiền ngoài tiền lương, tiền công do Công ty tại Việt Nam chi trả theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư số 111/2013/TT-BTC thì khi chi trả,  Công ty tại Việt Nam có trách nhiệm khấu trừ thuế TNCN của người lao động với mức thuế suất 10% theo hướng dẫn tại điểm i khoản 1 Điều 25 Thông tư số 111/2013/TT-BTC.

- Về thuế nhà thầu: Trường hợp đối tác nước ngoài có thu nhập phát sinh tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng, thỏa thuận hoặc cam kết giữa đối tác với WWF Việt Nam để thực hiện hoạt động của dự án WWF tại Việt Nam theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Thông tư số 103/2014/TT-BTC ngày 06/8/2014 của Bộ Tài chính thì thuộc đối tượng chịu thuế nhà thầu nước ngoài.

 

 

III. CHÍNH SÁCH THUẾ

 

Công văn số 438/BTC-VP của Bộ Tài chính về chống thất thu thuế trong hoạt động kinh doanh, chuyển nhượng bất động sản

Ngày 12 tháng 01 năm 2022, Bộ trưởng Tài chính đã ban hành công văn số 438/BTC-VP, gửi Bộ Công an, Bộ Tư pháp và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ, đề nghị các cơ quan phối hợp với Bộ Tài chính, ngành thuế tăng cường quản lý, hướng dẫn doanh nghiệp, người dân kê khai đúng giá chuyển nhượng bất động sản, xử lý nghiêm vi phạm, chống thất thu ngân sách trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh bất động sản.

 

Những lưu ý khi triển khai áp dụng hóa đơn điện tử (“HĐĐT”) mới

Ngày 27/12/2021, Tổng cục Thuế ban hành Công văn 5113/TCT-CS hướng dẫn một số số nội dung về hóa đơn điện tử, bao gồm:

–  Thủ tục cấp mã cho HĐĐT mới thay thế HĐĐT bị sai, sót;

–  Ngừng, hủy hóa đơn cũ sau khi được cơ quan thuế chấp thuận sử dụng HĐĐT mới;

–  Phần mềm lập HĐĐT có nhất thiết phải kết nối với phần mềm kế toán;

–  Đăng ký sử dụng đồng thời HĐĐT có mã và không có mã;

–  Doanh nghiệp đang bị cưỡng chế một lần đề nghị cấp nhiều HĐĐT để phát hành cho nhiều khách hàng;

–  Doanh nghiệp có được chọn sử dụng HĐĐT không có mã nếu cơ quan thuế gửi thông báo áp dụng HĐĐT có mã;

–  Sử dụng HĐĐT đối với công ty mẹ – con sử dụng chung phần mềm kế toán và phần mềm lập hóa đơn.

Theo đó, sau khi được cơ quan chấp thuận sử dụng HĐĐT, doanh nghiệp phải dừng sử dụng và tiêu hủy ngay các hóa đơn giấy còn tồn. Thủ tục tiêu hủy thực hiện theo Điều 27 Nghị định 123/2020/NĐ-CP .

Riêng trong thời gian Thông tư 39/2014/TT-BTC còn hiệu lực, doanh nghiệp có thể gửi Thông báo hủy hóa đơn Mẫu số TB03/AC và Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn Mẫu BC26 để cơ quan thuế nhập vào ứng dụng.

Luật Quản lý thuế 2019, Nghị định 123/2020/NĐ-CP và Thông tư 78/2021/TT-BTC đều không có quy định bắt buộc phần mềm lập HĐĐT phải kết nối với phần mềm kế toán của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp sử dụng HĐĐT có mã thì phần mềm lập HĐĐT chỉ cần có kết nối mạng đáp ứng việc lập, gửi HĐĐT đến cơ quan thuế và bảo đảm việc truyền dữ liệu HĐĐT đến người mua.

Trường hợp doanh nghiệp kinh doanh nhiều lĩnh vực, có lĩnh vực thuộc diện được và không được sử dụng HĐĐT không có mã theo khoản 2 Điều 91 Luật Quản lý thuế thì doanh nghiệp sẽ được sử dụng đồng thời HĐĐT có mã và không có mã. Trước mắt, cơ quan thuế sẽ hướng dẫn doanh nghiệp tạm đăng ký HĐĐT theo phân loại của cơ quan thuế cho đến khi nâng cấp ứng dụng. 

 

Doanh Nghiệp Chế Xuất Phải Mở Lại Tờ Khai Và Truy Nộp Thuế Trước Khi Đổi Thành Doanh Nghiệp Thường

Ngày 02/12/2021, Tổng cục hải quan ban hành Công văn số 5682/TCHQ-TXNK về việc kê khai nộp thuế khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp từ Doanh nghiệp chế xuất sang Doanh nghiệp không được hưởng chính sách của doanh nghiệp chế xuất. Nội dung cụ thể như sau:

-  Trường hợp doanh nghiệp chuyển đổi loại hình từ doanh nghiệp chế xuất sang doanh nghiệp không hưởng chính sách của doanh nghiệp chế xuất thì doanh nghiệp chế xuất phải kê khai tờ khai hải quan mới, nộp đủ thuế đối với hàng hóa của doanh nghiệp chế xuất trước khi chuyển đổi.

 

 

V. THÔNG TIN VỀ TIỀN LƯƠNG, BẢO HIỂM XÃ HỘI

 

Nâng mức trần tăng ca đối với lao động ngành gia công, sản xuất

Ngày 15/12/2021, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư số 18/2021/TT-BLĐTBXH quy định về thời gian làm việc, giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm các công việc sản xuất có tính thời vụ, công việc gia công theo đơn đặt hàng. Theo đó, giới hạn làm việc tiêu chuẩn hằng ngày và làm thêm giờ như sau:

–  Tổng số giờ làm việc tiêu chuẩn và số giờ làm thêm không quá 12 giờ/ngày;

–  Tổng số giờ làm việc tiêu chuẩn và số giờ làm thêm không quá 72 giờ/tuần (Hiện hành là 60 giờ/tuần);

–  Tổng số giờ làm thêm không quá 40 giờ/tháng (Hiện hành là 32 giờ/tháng);

–  Tổng số giờ làm thêm đối với mỗi người lao động không quá 300 giờ/năm.

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01/02/2022.

 

Tăng mức đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động nước ngoài từ năm 2022

Ngày 22/12/2021, Bảo hiểm xã hội Thành phố Hồ Chí Minh ban hành Thông báo số 4447/TB-BHXH về mức đóng Bảo hiểm xã hội đối với người nước ngoài từ ngày 01/01/2022. Nội dung cụ thể như sau:

-  Đơn vị sử dụng lao động và người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam trích đóng Bảo hiểm xã hội (“BHXH”), Bảo hiểm y tế (“BHYT”), Bảo hiểm tai nạn lao động (“BHTNLĐ”), Bệnh nghề nghiệp (“BNN”) hàng tháng trên mức tiền lương tháng theo tỷ lệ như sau:

 

Thời điểm đóng

Người sử dụng lao động

Người lao động

Tổng

BHYT

Ốm đau, thai sản

TNLĐ, BNN

Hưu trí, tử tuất

BHYT

Hưu trí, tử tuất

 

Từ 01/12/2018

3%

3%

0,5%

 

1,5%

 

8%

Từ 01/01/2022

3%

3%

0,5%

14%

1,5%

8%

30%

 

Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc thấp nhất bằng mức lương tối thiểu vùng, mức đóng cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở tại thời điểm đóng.

CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN TÀI CHÍNH TOÀN CẦU

Văn phòng chính : Tầng 19, Khu A, Toà nhà Indochina Park Tower

Văn phòng giao dịch:  Phòng12A03, Tầng 12, Khu A, Toà nhà Indochina Park Tower

Số 4 Nguyễn Đình Chiểu, Phường Đakao ,Q.1 ,TP.HCM

Hotline: 0918 70 85 72

Tel: (84-28) 62 998 263/64        Fax: (84-28) 62 998 267

Email: info@globalauditing.com

VIETIT